Huyện Thiệu Hóa tổ chức hội nghị: triển khai lấy ý kiến nhân dân góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Đăng ngày 25 - 01 - 2013
100%

 

Chiều ngày 24/1/2013, Thường trực Hội đồng Nhân dân huyện Thiệu Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai lấy ý kiến nhân dân góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng chí Hoàng Văn Toản - tỉnh ủy viên- Bí thư huyện ủy- Chủ tịch HĐND huyện chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có các đồng chí trong BTV huyện ủy, TT HĐND, lãnh đạo UBND, TT UBMTTQ trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể, Hiệu trưởng các trường THPT, GĐ TTGDTX, TT dạy nghề; đại diện các tổ chức chính trị- xã hội trên địa bàn; các đồng chí Bí thư Đảng ủy, CT HĐĐ, UBND, CT UBMTTQ các xã, thị trấn

Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Viết Lâm- Ủy viên Ban Thường vụ HU, Phó Chủ tịch HĐND huyện đã quán triệt Nghị quyết số 38 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Kế hoạch số 216 của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Chỉ thị của BTV tỉnh ủy Thanh Hóa và của BTV HU Thiệu Hóa về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nêu rõ mục đích, yêu cầu của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân là nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận của nhân dân; thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với xây dựng Hiến pháp và thi hành Hiến pháp. Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1992.

Tiếp đó, đồng chí Đỗ Thế Bằng- UVBTV huyện ủy- Trưởng Ban tuyên giáo huyện ủy  báo cáo thuyết minh về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Như vậy, từ sau khi thành lập Nhà nước Cộng hoà đầu tiên, lịch sử Việt Nam ghi nhận 4 bản Hiến pháp ra đời trong các năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi vào năm 2001). Hiến pháp năm 1992 có 12 chương, 147 điều. Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992 với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, đến nay, toàn Đảng, toàn Dân ta cần tiếp tục sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp hơn với tình hình của đất nước trong bối cảnh quốc tế có nhiều chuyển biến sâu sắc; phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Theo dự thảo sửa đổi có 11 chương, 124 điều. Như vậy, so với Hiến pháp năm 1992, dự thảo giảm 1 chương, 23 điều, giữ nguyên 14 điều; sửa đổi, bổ sung 99 điều và bổ sung 11 điều mới.

Theo kế hoạch của huyện, việc lấy ý kiến nhân dân góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được triển khai tới tất cả các tầng lớp nhân dân trong huyện.  Từ ngày 25-30/1/2013, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn, các xã, thị trấn tổ chức hội nghị lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992.  Chậm nhất ngày 27/2/2013 báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân gửi đến Ban chỉ đạo của huyện. Trong đó báo cáo tổng hợp ý kiến từng nội dung trong dự thảo theo từng chương, nêu rõ những nội dung, lý do tán thành hoặc không tán thành, những nội dung cần sửa đổi, hướng sửa đổi....

Kết luận hội nghị, đồng chí Hoàng Văn Toản- TUV-BT huyện ủy- CT HĐND huyện nhấn mạnh: Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng với yêu cầu cao về tính dân chủ, thực chất và có tính pháp lý quan trọng, có tác dụng phổ biến, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng người dân và mỗi tổ chức đối với việc xây dựng Hiến pháp. Đồng chí đề nghị các ngành, các cấp triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 22 của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành Hiến pháp, pháp luật; góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần đưa nội dung này vào sinh hoạt của Đảng bộ, chi bộ để quán triệt tới toàn thể đảng viên về nhận thức, quan điểm, định hướng cho việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Đồng thời lãnh đạo tổ chức đơn vị triển khai thực hiện việc lấy ý kiến của nhân dân phù hợp với tình hình thực tế và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị. Kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạch trong quá trình tổ chức lấy ý kiến. Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến, phải bảo đảm công tác quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phòng, chống, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ để chống phá, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ./.

 

 

<

Tin mới nhất

Liên đoàn Lao động huyện Thiệu Hoá tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2024.(18/04/2024 1:13 CH)

Ban Thường vụ Huyện uỷ cho ý kiến vào các tờ trình của UBND huyện(18/04/2024 10:36 SA)

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng là kết tinh những giá trị quan trọng của dân tộc(18/04/2024 9:47 SA)

Công bố và trao quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác cán bộ.(18/04/2024 9:33 SA)

Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Nguyễn Văn Biện kiểm tra tiến độ thi công một số dự án do...(18/04/2024 8:49 SA)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
290 người đã bình chọn
°
610 người đang online