THIỆU TRUNG KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN

Đăng ngày 07 - 10 - 2022
100%

Nói đến xã Thiệu Trung ai cũng biết đến nghề đúc đồng làng Chè - Trà Đông, xưa nay vốn nổi tiếng với nhiều sản phẩm bằng đồng tinh xảo như: trống đồng, chiêng đồng, đồ thờ, lư hương, con giống, tranh…được tạo ra bởi những bàn tay của những nghệ nhân tài hoa, yêu nghề và cần cù lao động, đầy tính sáng tạo. Trải qua hàng ngàn năm nghề đúc đồng làng Trà Đông vẫn mãi mãi lưu giữ được những nét đặc trưng và độc đáo để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách thập phương mỗi lần đến thăm nơi đây.

Theo Truyền thuyết kể lại, từ thời nhà Lý, dòng họ Vũ đưa nghề đúc đồng về cho làng Trà Đông. Bởi vậy, ở làng có câu ca “Đất họ Lê - nghề họ Vũ”. Nhưng cũng có thuyết cho rằng, nghề đúc đồng ở làng Chè là do ông Khổng Minh Không truyền nghề. Đến thời Tự Đức (1848 - 1883) dân phường đúc đồng Trà Đông lập đền thờ thánh Khổng Minh Không, vị Tổ sư nghề đúc đồng ở nước ta.

Đền Trà Đông tại thôn 6, xã Thiệu Trung thờ ông tổ nghề đúc đồng Khổng Minh Không (nguồn ảnh trên mạng Internet)

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, 20 năm năm gần đây, cùng với sự phục hồi các làng nghề truyền thống với bao tâm huyết yêu nghề của các  nghệ nhân ở địa phương nên nghề đúc đồng Trà Đông đã được khôi phục. Không vì cái khói bụi, nóng nực của than lửa, các nghệ nhân đúc đồng nơi đây vẫn kiên trì, nhẫn nại, tỉ mẩn khắc gọt rủa từng nét hoa văn độc đáo tạo ra những món đồ đồng tinh xảo  mang đậm kiểu dáng xưa. Nghề đúc đồng truyền thống Trà Đông mãi  mãi trường tồn . Bởi những nghệ nhân nơi đây luôn thổi hồn cho văn hóa đồ đồng nghìn đời ở Thiệu Trung.

Đồng được rót vào khuân đúc

 Đến Làng Trà Đông nổi bật bởi những khu dân cư phát triển với những ngôi nhà rộng rãi, khang trang san sát nhau cùng với các xưởng sản xuất đồng đang ngày đêm rực lửa. Hiện nay, làng nghề đúc đồng truyền thống hiện đang duy trì 32 lò đúc lớn, 4 công ty sản xuất kinh doanh đúc đồng,  giải quyết việc làm cho trên 400 lao động. Đặc biệt, làng có 6 nghệ nhân, các nghệ nhân này đã góp phần làm “sống lại” nghề đúc đồng cổ truyền ở Trà Đông, hiện có 2 sản phẩm được công nhận sản phẩm ocop 4 sao. Những sản phẩm của người thợ đúc đồng Trà Đông đã góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.Trà Đông không chỉ là nơi lưu giữ kỹ thuật đúc đồng truyền thống duy nhất của cả nước mà còn là nơi thăm quan du lịch làng nghề. Để phát triển nghề đúc đồng và đánh thức những tiềm năng về du lịch làng nghề Xã Thiệu Trung đã và đang mở rộng các khu trưng bày sản phẩm, đi đôi chú trọng phát triển nghề đúc đồng là bảo vệ môi trường và an ninh trật tự, an toàn cho du khách; tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan; bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, xã cũng tạo điều kiện vay vốn, liên kết với các ngân hàng để khuyến khích các hộ gia đình tham gia, mở rộng quy mô sản xuất nghề truyền thống.” Hàng năm, làng nghề nghề Trà Đông cho xuất xưởng rất nhiều sản phẩm đúc đồng rất đa dạng về chủng loại phong phú về hình thức, không chỉ tiêu thụ trong  nước mà đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Đồ mỹ nghệ, đồ tế khí, đồ phụ tùng máy móc công nghệ, đồ lưu niệm... đủ để phục vụ cho mọi nhu cầu của nhân dân, đặc biệt là phục vụ các công trình tôn giáo như đền, chùa và các sản phẩm đặc thù khác.

Sản phẩm đồ đồng của làng nghề cổ truyền Trà Đông (nguồn ảnh từ Báo Thanh Hóa).

 Về Thiệu Trung du khách sẻ chứng kiến sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng khâu làm nên sản phẩm đồng, từ cách tạo khuôn cho đến quy trình đun nấu. Nguyên liệu làm khuôn được lấy từ đất sét trộn với trấu giúp khuôn dễ thoát hơi trong quá trình nung và không bị nứt vỡ. Ngoài việc định hình về phom dáng và kích thước, người thợ còn phải dành nhiều thời gian để khắc hoa văn, chỉnh sửa từng chi tiết những đường nét phải vừa mềm mại và vừa sắc nét. Nếu công đoạn làm khuôn đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện thì quy trình nấu đồng lại được xem là nặng nhọc, vất vả nhất. Lò nung được đốt bằng than đá và than lim ở nhiệt độ cao đến 1.200 - 1.500 độ C. Tùy theo sản phẩm để nghệ nhân quyết định nấu đồng nguyên chất hay pha trộn cùng các nguyên liệu khác. Với sản phẩm là chuông thì nguyên liệu được  cân tính đồng, thiếc sao cho phù hợp để tạo độ ngân vang cho chiếc chuông. Khi đồng nung chảy với số lượng vừa đủ, người thợ sẽ rót cẩn thận và nhẹ nhàng vào khuôn để định hình sản phẩm. Sau đó là công đoạn tháo khuôn và hoàn thiện sản phẩm bằng các bước mài gọt và đánh bóng.

Cổng vào làng nghề đúc đồng cổ truyền Trà Đông xã Thiệu Trung

 Qua trao đổi với các nghệ nhân cho hay: Không biết nghề đúc đồng Trà Đông chính xác có từ khi nào, chỉ biết rằng đây là cái nghề gắn bó với nhiều thế hệ đi trước trong mỗi gia đình làng Chè. Đúc đồng không chỉ là công việc để sinh sống mà nó còn là niềm đam mê và sáng tạo. Trong công việc các nghệ nhân của làng kỹ tính lắm, mỗi chiếc chuông, chiếc trống trước khi đem ra bày bán ra thị trường , người thợ phải chỉnh âm, tạo sắc, sao cho trong mỗi tiếng ngân vang phải vừa có chất trầm ấm hòa quyện với thứ âm thanh trong trẻo. Chính bởi tâm huyết của những người thợ thủ công mà  hàng nghìn sản phẩm trống, chuông, tượng... đã được làm ra và có mặt ở nhiều tỉnh, thành, góp phần tạo nên những dấu ấn trong tâm thức mỗi người. Tâm huyết với nghề nên các thế hệ con em trong Làng Trà Đông đã không ngừng kế nghiệp cha ông mình để tiếp tục lưu giữ và phát triển nghề ngày thêm hưng thịnh.

Thiệu Trung không những nổi danh với nghề đúc đồng truyền thống mà nơi đây còn được biết đến với quần thể di tích văn hóa lịch sử nổi bật và là mảnh đất học với nhiều hiền tài đã đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trong đó có nhà sử học Lê Văn Hưu.

Lăng mộ Nhà sử học Lê Văn Hưu

Theo tài liệu lịch sử, Lê Văn Hưu sinh năm 1230, tại làng Kẻ Rỵ( nay là xã Thiêu Trung). Từ nhỏ, ông được nhắc đến là cậu bé khôi ngô, tuấn tú, thông tuệ khác thường. Năm 18 tuổi, ông đỗ Bảng nhãn, được bổ nhiệm chức quan Viện hàn lâm, sau đó được Vua Trần Thái tông giao trọng trách biên soạn Quốc sử với bộ Đại Việt sử ký.

Đề thờ Nhà sử học Lê Văn Hưu

Đây là bộ quốc sử đầu tiên ở thời phong kiến Việt Nam với 30 cuốn ghi lại các sự kiện của đất nước trong khoảng thời gian 15 thế kỷ một cách trung thực, khách quan. Công trình nghiên cứu của ông đã được Vua Trần cũng như các nhà sử học đời sau rất mực ca ngợi. Để tưởng nhớ công ơn của ông, người dân địa phương đã xây dựng đền thờ tại khu đất đẹp trong xã. Cùng với đền thờ, khu lăng mộ của sử gia cũng được tôn tạo trang nghiêm trong khuôn viên rộng, cảnh quan mát mẽ, thoáng đãng. Ngay trước di tích có hồ bán nguyệt, cổng tam quan, đặc biệt có bia đá cổ ghi lại thân thế, sự nghiệp của ông. Người dân trong làng vẫn thường đến đây hương khói, quét dọn vệ sinh tỏa bày lòng tôn kính và tự hào về bậc hiền tài của quê hương, đất nước.

 Ngoài ra, Thiệu Trung còn có chùa Hương Nghiêm cũng là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa cổ. Được xây dựng khoảng giữa thế kỷ 10 trong khuôn viên rộng gần 10.000m2, đây là công trình có giá trị về mặt kiến trúc được Nhân dân địa phương gìn giữ.

Chùa Hương Nghiêm

Bên cạnh các di tích cổ, nơi đây còn lưu lại những dấu ấn cách mạng của chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (giai đoạn 1964 - 1972). Đó là khu hầm làm việc và chỉ huy của Thường trực Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa. Hầm được xây dựng ở thôn Phủ Lý Nam (nay là thôn 4), ngay cạnh khu Lăng mộ Nhà Sử học Lê Văn Hưu, với diện tích gần 100m2, kết cấu theo hình chữ Y, nửa nổi nửa chìm và có một lối vào ở hướng Nam, hai lối ra ở hướng Bắc. Hầm được xây kiên cố, lớp nền đổ bê tông bằng phẳng tạo độ vững chắc, là nơi trú ẩn và làm việc cho khoảng từ 5 đến 6 người. Đây là minh chứng cho sự quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước, góp phần làm nên những chiến công lớn của quân và dân Thanh Hóa.

 

Ảnh trong Lễ hội truyền thống 10/3 ÂL hàng năm của xã Thiệu Trung (nguồn ảnh từ Báo Thanh Hóa)

 Nối tiếp truyền thống lịch sử và văn hóa của quê hương, Bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng thuận của người dân, xã Thiệu Trung đã xây dựng thành công xã nông thôn mới, nông thôn mới  nâng cao. Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc, vì vậy địa phương đã và đang tập trung cao độ cho việc xây dựng xã NTM kiểu mẫu.

 Là xã đầu tiên của huyện Thiệu Hóa đạt nông thôn mới, xã Thiệu trung phấn đấu nâng chất lượng các tiêu chí và năm 2021 đã hoàn thành xã NTM nâng cao và năm 2022 này xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Để tiếp tục nâng cao các tiêu chí, xã cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn của cấp trên bằng các nghị quyết và kế hoạch, triển khai đến từng hộ gia đình. Công tác vận động, tuyên truyền được địa phương đẩy mạnh bằng nhiều hình thức giúp người dân hiểu được ý nghĩa của chương trình cũng như vai trò, trách nhiệm của mình, từ đó tích cực tham gia thực hiện cùng địa phương. Xã huy động  gần 130 tỷ đồng xây dựng xã NTM nâng cao, trong đó, Nhân dân đóng góp 67 tỷ năm trăm  đồng, bình quân mỗi khẫu đóng góp 1,7 triệu đồng.

 Từ nguồn vốn trên, xã đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là xây dựng, mở rộng hệ thống giao thông. Hiện tại, 100% đường liên thôn được bê tông . Có 6,74 km đường được nhựa hóa có vạch kẻ làn đạt cấp kỹ thuật, đảm bảo ô-tô đi lại thuận tiện. 100% đường ngõ xóm sạch, không còn lầy lội vào mùa mưa,  tuyến đường trục chính nội đồng với chiều dài  trên 12 km bảo đảm vận chuyển hàng hóa.

Hệ thống công trình thủy lợi cũng được xã Thiệu Trung quan tâm đầu tư ngày càng hoàn thiện, bảo đảm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, góp phần ổn định hoạt động sản xuất, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân. Nhờ xây dựng xã NTM và NTM nâng cao mà diện mạo của địa phương đổi thay rõ rệt.

 Không chỉ đổi thay về diện mạo, đời sống người dân xã Thiệu Trung hôm nay còn thực sự khởi sắc khi đang xây dựng thành công xã NTM kiểu mẫu. Cuối năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 57 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ dân có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định đạt 100%, hộ nghèo còn 0,02 % hộ nghèo, lao động có việc làm đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ 67.04, người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 96,75%.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc của cán bộ, công chức xã Thiệu Trung

 Điều đáng kể nhất hiện nay ở Thiệu Trung là xã đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số gồm 26 đồng chí,, trực tiếp hướng dẫn, theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc các tổ công nghệ cộng đồng, các cơ quan, đơn vị, ngành, đoàn thể của xã thực hiện nhiệm vụ, cử thành viên giúp đỡ, hỗ trợ tổ công nghệ số triển khai nhiệm vụ.. Thông tin, tuyên truyền kịp thời các đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước về công tác chuyển đổi số đến với người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Thiết lập, điều hành, chỉ đạo, trao đổi thông tin trên các mạng xã hội như zalo, Pacebook...  để tương tác, trao đổi hàng ngày, báo báo nhanh việc triển khai thực hiện. Xã Thiệu Trung đang đăng nhập phầm mềm khám bệnh biện tử, thanh toán tiền điện điện tử và tiến tới sử dụng phầm mềm điện tử thanh toán nước sạch và thu gom rác thải. Xã đã có văn bản và đấu mối với VNPT Thanh Hóa sau khi kích hoạt được tất cả các phần mềm, xin chủ trương đầu tư hệ thống truyền thanh thông minh và camera an ninh thông minh. Các nhà văn hóa thôn đều có máy vi tính, đều có kết nối, tạo điều kiện cho nhân dân tra cứu văn bản, đăng ký, công chứng, chứng thực tại nhà văn hóa thôn. Xã sẻ huy động lực lượng, phói hợp với đoàn thanh niên hướng dẫn nhân dân cài đặt và sử dụng phần mềm trên hệ thống thông minh. Xã Thiệu Trung cũng đã lựa chọn thôn 4 làm mô hình thôn thông minh và chọn 8 tiêu chí nỗi trội thực hiện theo quyết định 35 của UBND Tỉnh.

Ảnh trong Lễ hội truyền thống 10/3 ÂL hàng năm của xã Thiệu Trung

Đời sống vật chất và tinh thần được quan tâm, người dân càng thêm tin tưởng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là chủ động, đồng thuận đóng góp công sức, tiền của xây dựng các công trình tại địa phương. Các phong trào: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc... được người dân hưởng ứng tích cực. Nhờ đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn trên địa bàn luôn bảo đảm ổn định.

Ảnh trong Lễ hội truyền thống 10/3 ÂL hàng năm của xã Thiệu Trung 

Ông Trần Ngọc Tùng, CT UBND xã chia sẻ: để xây dựng xã NTM kiểu mẫu trong thời gian qua cả hệ thống chính trị tiếp tục đoàn kết, quyết tâm cao hơn nữa, đặc biệt phải tạo bước đột phá mới trong cách nghĩ, cách làm, không trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, khen thưởng để thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với kiên trì vận động, thuyết phục, khi người dân chưa hiểu thì cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể đã tuyên truyền, giải thích cho họ hiểu để tham gia thực hiện có hiệu qủa.

Với những kết quả đã đạt, xã Thiệu Trung đang tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, quyết tâm giữ vững và nâng cao các tiêu chí, sớm về đích xã NTM kiểu mẫu trong năm 2022 và đặc biệt hướng đến mục tiêu cuối cùng là không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân./.

           

Ý kiến bạn đọc
    <

    Tin mới nhất

    Thiệu Trung phát triển làng nghề truyền thống gắn với Du lịch(28/10/2022 8:59 SA)

    Thiệu Phú xây dựng Nông thôn mới nâng cao trở thành điểm đến du lịch (27/10/2022 3:56 CH)

    Thiệu Nguyên hứa hẹn một điểm du lịch sinh thái trải nghiệm ven Sông (17/10/2022 4:42 CH)

    THIỆU LONG ĐIỂM DU LỊCH TRONG TƯƠNG LAI(11/10/2022 9:00 SA)

    THIỆU TRUNG KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN(07/10/2022 11:20 CH)

    Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
    316 người đã bình chọn
    °
    464 người đang online