Hội nghị bàn phương án liên kết sản xuất và bao tiêu lúa gạo
Sáng ngày 19/10, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với UBND huyện Thiệu Hóa và Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn tổ chức hội nghị bàn phương án liên kết sản xuất và bao tiêu lúa gạo J02 thương phẩm vụ xuân năm 2025 và các năm tiếp theo. Đồng chí Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Đặng Văn Hiệp chủ trì hội nghị.
Page Content
![Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Đặng Văn Hiệp thăm dây truyền chế biến lúa gạo của Công ty TNHH Thực phẩm công nghệ cao Tâm Phú Hưng](/portal/Photos/2024-10-22/18f70bb0edb0f74dIMG_6276.jpg)
![Dây truyền chế biến lúa gạo xuất khẩu của công ty](/portal/Photos/2024-10-22/d9e3744ddcf36ecdIMG_6319.jpg)
Nhằm đáp ứng nguyện liệu cho chế biến lúa gạo theo kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong những năm qua Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã triển khai liên kết sản xuất, bao tiều sản phẩm lúa tươi với các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và các cá nhân có diện tích sản xuất lớn trên địa bàn các huyện Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, Đông Sơn, Vĩnh Lộc và Nga Sơn. Sản phẩm chủ yếu là giống lúa J02 phục vụ cho chế biến, xuất khẩu và cung ứng cho tiêu dùng trong nước. Năm 2024 diện tích liên kết sản xuất tại 6 huyện gần 1.800 ha. Giá công ty thu mua dao động từ 7.000 -8.000 đồng/1 kg.
![Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Đặng Văn Hiệp chủ trì hội nghị](/portal/Photos/2024-10-22/b6976633626d5b3dIMG_6375.jpg)
Theo kế hoạch, vụ xuân năm 2025, Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn mở rộng liên kết 2.000 ha, sản lượng 10.000 tấn lúa, đáp ứng cơ bản nhu cầu chế biến và xuất khẩu của công ty.
Tại buổi họp, các đại biểu đã thảo luận về việc xây dựng chuỗi liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp nhằm tăng cường năng lực sản xuất lúa gạo J02.
![Lãnh đạo huyện Thiệu Hóa và lãnh đạo 6 huyện tham gia hội nghị](/portal/Photos/2024-10-22/ccd0ab27322a023dIMG_6352.jpg)
![Đại diện phía công ty và các doanh nghiệp cung ứng giống tham gia hội nghị](/portal/Photos/2024-10-22/aaf8a4b79f188dbdIMG_6347.jpg)
Giống lúa J02, được chuyển giao từ Nhật Bản, không chỉ nổi bật với năng suất cao mà còn được đánh giá cao về chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế. Chương trình liên kết này sẽ giúp nông dân sản xuất lúa J02 với quy trình kỹ thuật đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu xuất khẩu.
![Đại biểu phát biểu tại hội nghị](/portal/Photos/2024-10-22/5c414d3044eb0dedIMG_6359.jpg)
Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn cam kết bao tiêu sản phẩm với giá ổn định và hỗ trợ nông dân về giống, phân bón, kỹ thuật thâm canh. Đặc biệt, công ty sẽ tổ chức các lớp tập huấn và cung cấp kiến thức về quy trình sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu.
![Tổng giám đốc Tổng Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn Lê Văn Phương phát biểu tại hội nghị](/portal/Photos/2024-10-22/77b658827647362dIMG_6362.jpg)
![Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa Nguyễn Ngọc Hiểu phát biểu tại hội nghị](/portal/Photos/2024-10-22/a6daede45a74d64dIMG_6370.jpg)
Chương trình liên kết sản xuất không chỉ tăng cường thu nhập cho nông dân mà còn mở ra cơ hội cho sản phẩm lúa gạo của Thanh Hóa tiếp cận và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt tại Singapore và Canada, những thị trường tiềm năng với nhu cầu cao về lương thực chất lượng.
![Phó Giám đốc Sở NN và PTNT kết luận hội nghị](/portal/Photos/2024-10-22/667838db331c52dIMG_6341.jpg)
Ngoài ra, một nội dung quan trọng được thảo luận tại hội nghị là việc khai thác tín chỉ carbon. Theo đại diện Công ty TNHH thực phẩm công nghệ cao Tâm Phú Hưng (thuộc Tổng công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn) lợi ích của việc tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, trong đó nông dân có thể nhận được khoản thu nhập bổ sung từ việc thực hiện các biện pháp nông nghiệp bền vững, giúp giảm phát thải khí nhà kính. Việc bán tín chỉ carbon không chỉ hỗ trợ tài chính cho nông dân mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Thanh Mai