Thiệu Hòa phối hợp chủ động khắc phục ngập úng cục bộ lúa mùa
Thiệu Hòa là xã thuần nông, nằm trong vùng chũng giữa 2 huyện Thiệu Hóa và Triệu Sơn, khi mưa lớn kéo dài thường làm ngập úng cục bộ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của một bộ phận nhân dân và đặc biệt gặp khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Với trên 1km sông Chìm và 1,5km sông Dừa đi qua, do không được thường xuyên nạo vét nên là nguyên nhân chính gây úng cục bộ tại địa phương.

Theo báo cáo của UBND xã Thiệu Hòa gặp trận mưa khoảng trên 100mm kéo dài, có tới 250 ha lúa của xã bị ngập úng, chiếm gần 62% tổng diện tích gieo cấy, ở 3 thôn Thái Dương, Thái Hòa và Thái Khang. Đồng thời làm ngập úng thêm trên 400 ha lúa của các xã Minh Tâm, Thiệu Toán, Thiệu chính và Thọ Phú, Dân Quyền, huyện Triệu Sơn. Trong những ngày qua thời tiết diễn biến bất thường, mưa lớn kéo dài, làm ngập úng cục bộ nhiều diện tích lúa mùa đang chuẩn bị cho thu hoạch. Trước tình hính đó Ban chỉ đạo sản xuất của xã Thiệu Hòa đã cử cán bộ thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nắm bắt thực trạng ngập úng. Phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Sông Chu vận hành 2 trạm bơm Thái Ninh và Trại Mai, với tổng công xuất của 11 máy là 37.500m3/h khắc phục tạm thời tình trạng ngập úng cục bộ, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thu hoạch lúa mùa. Đến nay xã Thiệu Hòa đã thu hoạch được 30% diện thích lúa mùa, năng xuất lúa bình quân ước đạt 60-64 tạ/ha, ngay sau khi nước rút, tranh thủ thời tiết thuận lợi, với phương châm" xanh nhà hơn già đồng" xã Thiệu Hòa đang tiếp tục vận động nhân dân tập trung nhân lực, máy móc thu hoạch nhanh gọn lúa mùa, phơi khô, quạt sạch, đóng bao phòng khi có mưa bão ập đến.


Để hạn chế thiệt hại do úng cục bộ gây ra xã Thiệu Hòa đề nghị các cấp, các ngành, từ huyện đến tỉnh quan tâm việc nạo vét lòng kênh sông Chìm và sồng Dừa, khơi thông dòng chảy, đảm bảo tiêu nước. Đầu tư nâng cấp kịp thời tuyến đường từ chợ Thái Hanh đi Trại Mai, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại trong mùa mưa lũ. Đề nghị Công ty TNHH một thành viên Sông Chu tiếp tục phối hợp với Ban chỉ đạo sản xuất của xã khắc phục có hiệu quả tình trạng ngập úng cục bộ, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển./.
Thanh An