Thăm hầm kháng chiến năm xưa
Tại xã Thiệu Trung vẫn còn đó một di tích trầm mặc mà thiêng liêng – hầm làm việc của Thường trực Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ (1964–1972). Không chỉ là dấu tích lịch sử, hầm còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường, ý chí vững vàng và sự lãnh đạo sáng suốt của chính quyền tỉnh nhà trong thời khắc cam go của dân tộc.

Đầu năm 1965 Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hoá giao cho Ủy ban huyện Thiệu Hoá, Ủy ban xã Thiệu Trung xây dựng hầm chỉ huy, trong thời gian ngắn nhất phải hoàn thành, để kịp thời phục vụ cho cán bộ trú ẩn và làm việc, sẵn sàng chỉ huy chiến đấu khi có giặc.
Địa điểm được chọn xây dựng Hầm là xứ Mả Dòm thôn Phủ Lý Nam xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá. Những người con ưu tú của quê hương được tuyển chọn vào làm công trình hầm làm việc trú ấn cho Thường trực UBHC tỉnhgồm:Thợ xây: Ông Trần Văn Trì, ông Trần Văn Phường, ông Trần Văn Dưỡng, ông Lê Doãn Lanh, ông Trần Văn Thỉnh, ông Trần Văn Đàm, ông Lê Duy Giúp.Cán bộ đoàn tham gia đào hầm và phụ xây: Ông Trần Văn Hoàn, ông Nguyễn Văn Lạp, bà Lê Thị Tiểu, ông Vũ Đình Huê, ông Trương Trọng Dích, bà Lê Thị Chính.Cán bộ phụ nữ xã: Bà Trần Thi Lự.Công an xã: Ông Lê Xuân Dậu.Dân quân tự vệ đào hầm và phụ xây: Ông Nguyễn Văn Trưởng, ông Trần Thái Mật, bà Lê Thị Phiến, bà Phạm Thị Phường, ông Lê Xuân Tiệp, ông Lê Văn Búp, ông Lê Xuân Tỵ, ông Lê Đăng Khoa, ông Lê Xuân Hân, bà Trần Thị Thêu, bà Trần Thị Thoa.

Công việc tiến hành từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4 năm 1965 hoàn thành. Khu vực hầm có diện tích gần 100m2 với khối lượng đào 40m3 đất, xây 20m3 gạch, đắp 100m3 đất, sau đó trồng cây bao phủ lên bề mặt hầm. Bàn giao cho Thường trực Ủy ban hành chính tỉnh sử dụng trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 - 1968, 1972 - đến ngày 23 tháng 01 năm 1973).

Trong hầm thường xuyên có một bộ đàm đặt trên một cái bàn nhỏ (rộng 0,35m; dài 0,8m; cao 0,8m). Một cái ghế để làm việc khi có báo động. Giúp việc cho lãnh đạo thường xuyên có hai đồng chí (bảo vệ, thư ký), các đồng chí đã từng làm việc ở hầm gồm:Đồng chí Lê ThếSơn, Chủ tịch UBHC tỉnh Thanh Hoá từ năm 1961 đến tháng 12/1962 và từ năm 1966 đến tháng 3 năm 1967. Đồng chí Võ Nguyên Lượng, Bí thư Tỉnh uỷ kiêm Chủ tịch UBHC tỉnh Thanh Hoá từ tháng 3/1967 - 12/1969. Đồng chí Hoàng Văn Hiều, Chủ tịch UBHC tỉnh Thanh Hoá. Đồng chí Trịnh Ngọc Bích, PhóChủtịch UBHC tỉnh Thanh Hoá. Đồng chí Trịnh Thuân, PhóChủtịch UBHC tỉnh Thanh Hoá. Đồng chí Tôn Viết Nghiệm, PhóChủtịch UBHC tỉnh Thanh Hoá. Đồng chí Phạm Len, Phó chủ tịch các khoá III, V, VIII và quyền Chủ tịch UBHC tỉnh Thanh Hoá từ tháng 9/1974 - 7/1975.Đồng chí Lê Văn San,cán bộ UBHC tỉnh Thanh Hoá.

Hầm kết cấu theo hình chữ Y, nửa nổi nửa chìm. Hầm có một lối vào phía trước (cửa hướng Nam), hai lối ra ở hướng Bắc. Ở phía cửa Nam có bức tường xây chắn hình chữ L (dày 0,4m dài l,5m và dày 0,3m dài 0,6m) cao 1,2 mét, cách cửa hầm 0,80 mét. Bên trên có bờ chắn cao 1m, rộng 2m dày 0,25m. Cửa hầm xây cuốn cao l,3m, rộng 0,8m (tường hầm xây cuốn, trên vòm dày 0,25m; thân tường hầm dày 0,5m ; đáy tường hầm dày 0,25m; vào cửa đixuống lm. Đoạn đi thẳng dài 2m, rộng 0,8m rồi uốn khúc hình chữ S sau đó có 2 nhánh rẽ về 2 phía. Nhánh rẽ phía đông dài 2,5m; rộng 0,8m; cao l,8m. Từ Đông rẽ qua Bắc dài 3,3m; rộng 0,8m; cao l,8m có cửa ra. Nhánh rẽ qua phía Tây dài 3m; rộng 0,8m; cao l,8m. Từ phía Tây lên phía Bắc 3,4m có cửa ra. Trước 2 cửa phía Bắc có 1 bức tường chắn cao l,5m; dài l0m; dày 0,4m.
Vòm trên cuốn cao l,8m; rộng từ 0,8m đến l,2m và toàn bộ vách hầm được trát vữa xi măng nhẵn bóng, nền hầm đổ bê tông phẳng (chống thấm rất tốt, nước không thấm vào được).
Mặt ngoài hầm xây cuốn gạch, không trát, đắp đất lên trên. Cốt cửa hầm dưới mặt đất l,2m; phần dương l,5m (kể cả đắp đất), ở hai nhánh hầm có 2 lỗ thông hơi được xây tường dày. Ô thông hơi xây bao hình chữ nhật dựng đứng có kích thước lm X 0,50; cao lm. Dưới nắp thông hơi có hệ thống ô thoáng thông hơi (gồm 7 ô dọc, 2 ô ngang).
Ở phía Bắc hầm là khu nhà làm việc của cán bộ Thường trực UBHC tỉnh Thanh Hoá (nhà tạm). Phía Nam hầm là gò Mã Dòmcũng có một lán là nơi làm việc của Ủy ban. Ở phía Tây có một nhà khung bằng sắt, trong nhà có máy phát điện phục vụ cho UBHC tỉnh . Thường trong hầm có 5 đến 6 người vừa trú ẩn và làm việc khi có báo động. Trong làng Phủ Lý Nam lúc này cũng có rất nhiều hầm trú ẩn, tuy nhiên các hầm này là hầm tạm. Chỉ có hầm chỉ huy của Thường trực UBHC tỉnh là kiên cố và chắc chắn hơn cả.
Nhờ có sự chuẩn bị kỹ càng về công tác phòng không đã tạo điều kiện an toàn để bộ máy lãnh đạo tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo Đảng bộ và Nhân dân Thanh Hoá tổ chức sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong mọi tình huống. Kết quả là trong suốt hai lần đế quốc Mỹ leo tháng chiến tranh phá hoại miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Ủy ban hành chính tỉnh, quân và dân Thanh Hoá đã đạt được những thành tích rất đáng tự hào như: Các chiến thắng Hàm Rồng - Nam Ngạn, phà Ghép, Đảo Mê, Pa Pú Hò, dốc Bò Lăn, đến việc chi viện, tuyển quân, giao thông thông suốt và phấnđấu thực hiện mục tiêu 5 tấn, 2 con trên 1ha gieo trồng... đều có sự đóng góp cụ thể từ hầm làm việc và chỉ huy này.

Mặc dù mưa nắng và bom đạn ác liệt nhưng căn hầm vẫn trụ vững, an toàn trong sự chở che bảo vệ của Nhân dân xã Thiệu Trung. Với ý nghĩa đó, căn hầm làm việc và chỉ huy của UBHC tỉnh trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ cứu nước đã trờ thành một di tích, địa danh lịch sử đáng tự hào của Nhân dân và cán bộ huyện Thiệu Hóa nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Có thể nói, hầm làm việc và chỉ huy của UBCH tỉnh là một bằng chứng và là một sáng tạo của quân và dân Thanh Hoá trong cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ xâm lược, là chứng tích còn lại khá ít ỏi của một thời ác liệt vừa làm việc, vừa sẵn sàng chiến đấu của quân và dân xứ Thanh và cũng là công trình xây dựng vững chắc, thể hiện một cách khoa học về công trình công sự phòng chống bom đạn; là di tích có giá trị rất lớn trong việc giáo dục lịch sử và giới thiệu cho mọi thế hệ biết cảnh sinh hoạt, làm việc thời chiến của các đồng chí lãnh đạo khắc phục khó khăn để làm việc và sẵn sàng chiến đấu, lãnh đạo chiến đấu./.
(Trích yếu: Lý lịch di tích LSCM hầm làm việc của UBHC tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 1964 – 1972, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa)
Thanh Mai