Tơ Hồng Đô - Sảm phẩm truyền thống làng Hồng Đô, xã Thiệu Đô

Đăng ngày 27 - 03 - 2015
100%

Làng Hồng Đô thuộc xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, là một làng nghề thủ công truyền thống có hàng trăm năm tuổi. Người dân trong làng không rõ nghề được truyền từ đâu và tự bao giờ, nhưng vào những năm trước 1945, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu... ở Hồng Đô đã phát triển thành làng nghề truyền thống cùng với lụa Hà Đông, tơ Nam Định,... nhiễu Hồng Đô nổi tiếng khắp cả nước với những bí quyết làng nghề rất đặc trưng và quý hiếm.

        

Dân gian có câu: “Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Vì thế nghề dệt nhiễu rất quan trọng khâu trồng dâu nuôi tằm, khâu bận rộn và cẩn trọng nhất. Để có được cân kén, búp tơ, tấm nhiễu, người trồng dâu nuôi tằm cũng phải trăn trở, toan lo, chăm chút và phải trải qua một quy trình chăn nuôi rất nghiêm ngặt với những yêu cầu kỹ thuật và kinh nghiệm nhà nghề. Đến khâu dệt nhiễu cũng lắm công phu, để có được những tấm nhiễu đẹp, mịn thì người thợ phải chọn tơ tốt, sợi phải bóng làm ra được một tấm nhiễu phải trải qua từ 17 - 20 công đoạn. Người thợ dệt phải ngồi thật cân đối, con thoi đưa qua lại phải thật đều tay, đòi hỏi phải có sức bền, tâm huyết với nghề thì mới có những sản phẩm đẹp đến tay người tiêu dùng.

Hồng Đô là một làng nghề đặc biệt vì từ công đoạn đầu đến công đoàn cuối là hoàn toàn khép kín, chỉ người dân Hồng Đô mới làm được. Các cụ cao niên trong làng kể: Xưa kia để giữ nghề, gái làng không gả chồng xa, sợ bí quyết nhà nghề bị truyền sang làng khác. Nhưng nay thì khác, người dân Hồng Đô không giấu nghề đã cử cán bộ có nhiều kinh nghiệm đi truyền nghề cho các xã trong huyện, trong tỉnh đã đưa một nghề truyền thống vốn đứng trước nguy cơ bị mai một đã hồi sinh.

Từ năm 2014, được sử hỗ trợ, giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Than Hóa. UBND huyện Thiệu Hóa đã phối hợp với UBND xã Thiệu Đô, Hội sản xuất Tơ Hồng Đô tổ chức thực hiện dự án: “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Tơ Hồng Đô” cho sản phẩm Tơ truyền thống xã Thiệu Đô. Nhãn hiệu tập thể Tơ Hồng Đô hiện nay đang được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định cấp Văn bằng bảo hộ. Đây là cơ hội để sản phẩm Tơ Hồng Đô nâng cao giá trị, danh tiếng, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống người sản xuất tơ, người trồng dâu, nuôi tằm; giữ gìn, phát huy các giá văn hóa truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới của địa phương./.

Ý kiến bạn đọc
    <

    Tin mới nhất

    Thiệu Hóa cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị cho ngày lễ lớn(25/04/2024 10:57 CH)

    Linh thiêng nghi lễ rước nước mở màn cho lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu(25/04/2024 10:27 CH)

    Ban chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh thanh Hoá kiểm tra công tác diễn tập khu vực phòng...(25/04/2024 9:50 CH)

    Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác đảm bảo ATGT quý I và triển khai phương hướng nhiệm...(25/04/2024 8:36 CH)

    Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng thăm, tặng quà đối tượng chính sách tại huyện Thiệu Hóa(25/04/2024 5:38 CH)

    Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
    291 người đã bình chọn
    °
    352 người đang online