• Cơn bão số 3 đã đi qua nhưng hậu quả nặng nề vẫn khiến người dân các tỉnh miền núi phía Bắc đang gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Người dân cả nước đã và đang hướng về đồng bào nhằm chia sẻ phần nào nỗi mất mát, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống. Phát huy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam các thầy cô giáo, phụ huynh, học sinh của trường Tiểu học Thiệu Tiến và những hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thiệu Nguyên, bằng tình cảm, sự yêu thương đã quyên góp gạo và quần áo gửi đến đồng bào miền núi phía bắc. Hành động ý nghĩa này không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết mà còn lan tỏa thông điệp yêu thương đến những đồng bào đang gặp khó khăn vì bão lũ.

  • Mới đây, Công an huyện Thiệu Hoá đã tổ chức tuyên truyền kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên tại Trường THCS Thiệu Hòa.

  • Kẻ Ngói là tên gọi thuở xưa của làng Đỉnh Tân, xã Thiệu Phú (nay là khu phố Đỉnh Tân, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa). Vùng đất cổ nằm trong không gian của văn hóa Đông Sơn có con người đến cư ngụ từ khá sớm. Và những thế hệ người dân Kẻ Ngói đã chung sức, đồng lòng cùng nhau xây dựng nên làng quê trù phú.

  • Đình Đồng Minh toạ lạc trong khu phố Đồng Minh của thị trấn Hậu Hiền. Trải qua năm tháng, đình Đồng Minh vẫn hiên ngang, tự hào với những nét kiến trúc mang dấu ấn văn hóa truyền thống Việt Nam. Được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh, với thiết kế kiến trúc tiêu biểu của một ngôi đình làng, công trình này không chỉ là nơi thờ cúng, tập trung sinh hoạt cộng đồng, mà còn là một công trình lịch sử, nơi lưu giữ và truyền tải những giá trị văn hoá truyền thống.

  • Phủ lị Thiệu Hóa thuộc thôn Kiến Trung - Vãn Hà, xã Thiệu Hưng (nay là khu phố 4, thị trấn Thiệu Hóa) nằm về phía Tây, tây Bắc cách thành phố Thanh Hóa 15km. Vùng đất này nằm sát bờ sông Chu (tên cũ là sông Lương Giang và có vùng gọi là sông Lường). Phủ Thiệu Hoá là nơi trên bến dưới thuyền xưa kia và cho đến tận bây giờ, dòng sông Chu và bến Vãn Hà (hay Vạn Hà ) là hình ảnh quê hương sâu đậm và thiết tha của người dân nơi đây. Chính tại nơi này cũng chứng kiến những giờ phút lịch sự của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân vào tháng 8/1945.

  • Đình Ngô Xá Hạ hay còn gọi là đình làng Đồng Chí được xây dựng vào năm 1925. Trong những ngày sục sôi cướp chính quyền ở phụ lỵ Thiệu Hóa, đình Ngô Xá Hạ là nơi tập hợp lực lượng trong làng, trong tổng tham gia cướp chính quyền ở Thiệu Hóa vào đêm ngày 18-8, rạng sáng 19-8-1945.

  • 79 năm về trước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ kính yêu, Nhân dân Thanh Hóa cùng cả nước bước vào những ngày cách mạng sục sôi, quyết chí, đồng lòng nhất tề đứng lên giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử.

  • Di tích lịch sử cách mạng Nhà thờ họ Vương thuộc thôn Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hoá là nơi ghi dấu sự kiện thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của huyện Thiệu Hoá, 1 trong 3 Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.

  • Văn bia - một loại thư tịch, có niên đại rõ ràng, có giá trị như những tác phẩm văn học nghệ thuật, chứa đựng hệ thống thông tin nhiều mặt về lịch sử, kinh tế, xã hội… đương thời. Tại làng Đoán Quyết, xã Thiệu Phúc đang còn lưu giữ tấm văn bia mang nhiều dấu ấn văn hóa lịch sử.

  • Di tích đình đền làng Đắc Châu nằm ở ngoại đê, bên cạnh sông Chu, thuộc làng Đắc Châu (hay còn gọi là thôn Đắc Châu), xã Tân Châu được UBND tỉnh Thanh Hoá công nhận xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.

  • Chùa Hương Nghiêm (tức Hương Nghiêm tự) ở làng Phủ Lý, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa là một trong số ít ngôi chùa có lịch sử ra đời vào loại sớm nhất ở tỉnh Thanh Hóa. Thời Nguyễn nơi đây thuộc xã Phủ Lý, tổng Vận Quy, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Hóa. Vùng đất này, từ Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần thường gọi là giáp Bối Lý.

  • Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho (1638-1708), tên hiệu Giản Trai, tên thụy Ôn Nhã, là người xã Vãn Hà, huyện Thụy Nguyên (nay là thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ông đỗ đầu kì thi Đình năm Đinh Mùi niên hiệu Cảnh Trị 5 (1667) đời vua Lê Huyền Tông. Trong cuộc đời 40 năm làm quan, trải qua 4 đời vua Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông và Lê Dụ Tông, Nguyễn Quán Nho luôn thể hiện là một vị quan thanh liêm, hết lòng phụng sự nhân dân, phụng sự đất nước.

  • Trong thời gian qua, các cấp bộ đoạn ở huyện Thiệu Hóa luôn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tập trung tuyên truyền, triển khai, thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Đoàn các cấp. Kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2023 đã đạt được nhiều kết quả rất đáng phấn khởi.

1 2 3 4 
Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
310 người đã bình chọn
°
690 người đang online