Nông nghiệp tuần hoàn - Xu hướng phát triển xanh, bền vững trên địa bàn huyện Thiệu Hóa

Đăng ngày 16 - 10 - 2024
100%

Mô hình nông nghiệp tuần hoàn với quá trình sản xuất nông nghiệp theo chu trình khép kín, chất thải và phế phụ phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình khác thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý... Mô hình này được coi là xu phướng nhằm phát triển nông nghiệp xanh

Mô hình nông nghiệp tuần hoàn nuôi vịt, cá và trồng cây ăn quả tại xã Thiệu Long

Ông Hoàng Văn Tương, một trong những hộ dân ở thôn Minh Đức, xã Thiệu Long, đã được địa phương tạo điều kiện để tham quan các mô hình nông nghiệp tuần hoàn không rác thải. Ông đã chuyển đổi diện tích đất gia đình thành nhiều khu vực để chăn nuôi vịt, nuôi cá và trồng cây ăn quả, ngô. Nhằm giảm chi phí sản xuất, ông Tương tận dụng phân vịt làm thức ăn cho cá, trong khi đó, cá lại giúp tăng cường oxy hòa tan trong nước, hỗ trợ quá trình hô hấp của cá. Thức ăn thừa từ vịt cũng được sử dụng để nuôi cá.

Ông đã xây dựng chuồng nuôi vịt gần ao, sử dụng chất độn chuồng là trấu khô và rơm rạ để hạn chế mùi hôi. Sân chuồng được thiết kế với độ dốc hợp lý, giúp vịt dễ dàng di chuyển. Đặc biệt, ông còn dùng cá để ủ thành dịch đạm cá hữu cơ, cung cấp dưỡng chất và acid amin thiết yếu cho cây trồng. Đối với diện tích trồng ngô, những bắp hỏng và hạt lép được ông tận dụng để làm thức ăn cho vịt.

Sau nhiều năm triển khai mô hình tuần hoàn khép kín, ông Tương cho biết: “Mô hình này đã giúp tôi giảm khoảng 20% chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, đồng thời hạn chế rác thải và mùi hôi, cải thiện môi trường xung quanh.”

Hiện tại, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn khác cũng đang được thực hiện, như trồng lúa - nấm ăn - sản xuất phân hữu cơ, trồng cỏ kết hợp nuôi bò, và các mô hình kinh tế tổng hợp khác. Hầu hết các mô hình này đều ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, như sử dụng men vi sinh, chế phẩm sinh học và nuôi ruồi lính đen, giun quế để xử lý chất thải thành thức ăn chăn nuôi và dinh dưỡng cho cây trồng.

Những mô hình đang được nhân rộng chứng minh rằng nông nghiệp tuần hoàn không chỉ mang lại lợi ích kép cho người dân, mà còn là hướng đi đúng đắn trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi tăng cao, giúp giảm chi phí đầu vào và nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời, nó cũng góp phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

 

Ý kiến bạn đọc
    <

    Tin mới nhất

    Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thiệu Hoá năm 2025(20/12/2024 9:05 CH)

    Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2024(31/10/2024 11:32 CH)

    Huyện Thiệu Hóa tham gia Triển lãm trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn...(28/10/2024 8:53 SA)

    Thiệu Hóa có 13 sản phẩm tham gia "Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn...(25/10/2024 11:07 SA)

    Hội nghị bàn phương án liên kết sản xuất và bao tiêu lúa gạo(22/10/2024 11:11 SA)

    Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
    316 người đã bình chọn
    °
    501 người đang online