Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 - tôn vinh những người lái đò thầm lặng

Đăng ngày 19 - 11 - 2024
100%

Vào tháng 01/1946, tại Paris, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ đã ra đời với tên gọi là FISE (Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949 tại Hội nghị quốc tế Vacsava, FISE đã xây dựng bản Hiến chương các nhà giáo gồm 15 chương. Nội dung hiến chương tập trung vào việc đấu tranh chống lại hệ thống giáo dục tư bản, phong kiến; xây dựng một nền giáo dục tiến bộ, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các nhà giáo.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Công đoàn Giáo dục Việt Nam liên kết với FISE để tố cáo âm mưu xâm lược của đế quốc đối với nhân dân ta, đồng thời giới thiệu thành tích của nền giáo dục cách mạng. Vào mùa xuân năm 1953, dưới sự hướng dẫn của Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tham gia hội nghị FISE tại Viên (Áo) và trở thành thành viên của tổ chức này. Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, hội nghị FISE với sự tham gia của 57 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã quyết định chọn ngày 20 tháng 11 làm Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. 

Lần đầu tiên, vào ngày 20/11/1958, ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên khắp miền Bắc nước ta. Ngày 28/9/1982, theo nghị định của ngành Giáo dục, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam, chính thức xác định ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam. Từ đó đến nay, ngày này trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh và tri ân những người làm công tác trồng người.

Các đồng chí lãnh đạo huyện trao thưởng cho nhà giáo có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục của huyện nhà

Lịch sử ngày 20/11 là một dấu mốc quan trọng trong ngành giáo dục. Ngày 20/11 là ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam, là ngày hội của ngành giáo dục, của các nhà giáo. Ý nghĩa ngày 20/11 thể hiện rõ truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta nhằm mục đích tri ân những người trong lĩnh vực giáo dục. Đây là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô, những người đã có công dạy dỗ, uốn nắn, chắp cánh cho chúng ta trên con đường học vấn. Họ đã không quản ngại khó khăn, vất vả để truyền đạt kiến thức, giúp đỡ học sinh phát triển toàn diện cả về trí tuệ, thể chất và tâm hồn.

Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam cũng là dịp để toàn xã hội tôn vinh những người làm công tác giáo dục, những người thầm lặng cống hiến cho công cuộc trồng người của dân tộc, những người đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của đất nước.

Ngày này còn có ý nghĩa to lớn giúp nhìn lại những kết quả hoạt động trong một năm đồng thời cũng là thời điểm để ban, ngành giáo dục đánh giá hiệu quả và có những bước cải tiến, nâng cao hiệu quả trong công tác dạy và học.

Năm học 2023 - 2024, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm chăm lo của các cấp Ủy đảng, Chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân, sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ nhà giáo và các em học sinh, ngành Giáo dục – Đào tạo huyện Thiệu Hoá tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đã có nhiều khởi sắc, chuyển biến vượt bậc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mục tiêu của năm học, đưa sự nghiệp giáo dục huyện Thiệu Hoá càng vững chắc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế.

Giáo dục mũi nhọn đạt kết quả khá, nằm trong nhóm dẫn đầu của tỉnh; Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025: Tỷ lệ học sinh được tuyển là 83.75%. Điểm trung bình toàn huyện là 32.44 điểm, xếp thứ 5/27 huyện, thị, thành phố; Có 17 học sinh đỗ vào trường chuyên Lam Sơn. Năm học 2023-2024 huyện đã truyên dương, khen thưởng cho 182 học sinh đạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia, 54 giáo viên các cấp có thành tích trong công tác bồi dưỡng và vinh danh 02 giáo viên được Hội đồng cấp Nhà nước công nhận Nhà giáo ưu tú.

Những kết quả ấy đã góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân trong huyện hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 và tiến bước cùng với sự phát triển chung của giáo dục tỉnh Thanh Hóa.

Các nhà giáo đã nghỉ hưu tham dự Đại hội Hội cựu giáo chức thị trấn Thiệu Hoá

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 vui mừng đến thế, niềm vui lớn nhất đó là được sống trong một môi trường giáo dục tràn ngập sự yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ chăm lo của Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh và toàn thể nhân dân đã dành cho những người lái đò thầm lặng gắn bó hơn với sự nghiệp trồng người. 

Hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, đây cũng là dịp để các thầy cô giáo trong ngành giáo dục thêm tự hào về truyền thống của ngành, cố gắng nỗ lực vượt qua thử thách và khó khăn, nguyện làm tròn nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ, giáo dục thế hệ trẻ, trong sự nghiệp trồng người góp phần làm rạng rỡ thêm truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau./.

 

 

Ý kiến bạn đọc
    <

    Tin mới nhất

    Về việc thực hiện các quy định pháp luật của UBND xã Thiệu Chính trong đầu tư, xây dựng cơ bản...(21/01/2025 4:25 CH)

    Công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024(16/01/2025 10:28 SA)

    công khai Kế hoạch thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham...(27/12/2024 10:33 SA)

    Kết luận: Về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, đầu tư, xây dựng...(20/12/2024 11:39 SA)

    Ý nghĩa lịch sử của ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946(17/12/2024 10:15 CH)

    Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
    316 người đã bình chọn
    °
    508 người đang online