Giữ lửa món bánh truyền thống bằng công nghệ

Đăng ngày 06 - 04 - 2025
100%

Việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ thuật truyền thống và công nghệ hiện đại đã giúp bánh cuốn Nam Bình trở thành sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Thiệu Hóa.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm bánh cuốn lâu đời ở xã Thiệu Thành, huyện Thiệu Hóa, ông Đỗ Tuấn Nam thấu hiểu nỗi vất vả của nghề làm bánh cuốn thủ công. Công việc thủ công không chỉ mất nhiều thời gian mà còn khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường và duy trì chất lượng đồng đều. Vì thế, ông quyết định đầu tư vào máy tráng bánh tự động và máy xay bột công suất lớn.

Ông Đỗ Tuấn Nam cho biết, Mặc dù chi phí cho một kilôgam than kíp lê cao hơn một cái át điện, nhưng nó lại gây ô nhiễm môi trường. Còn việc làm điện thì lợi ích là không ô nhiễm môi trường, không có khói bụi. So với làm thủ công, năng suất tăng gấp 10 lần.

Để có được dàn máy làm bánh cuốn tự động như hiện nay, ông đã phải nghiên cứu rất lâu và đầu tư hàng trăm triệu đồng. Như các thiết bị hiện đại, quy trình làm bánh cuốn của ông Nam giờ đây được tối ưu hóa rõ rệt. Máy tráng bánh tự động giúp lớp bánh được tráng đều, mỏng, mịn mà không cần tay nghề cao.

Máy xay bột không chỉ đảm bảo độ nhuyễn, mịn của bột mà còn rút ngắn thời gian chuẩn bị nguyên liệu. Vì vậy, nếu trước đây sản xuất bánh cuốn mất rất nhiều công sức và phải thuê nhiều nhân công, thì giờ đây cơ sở sản xuất bánh cuốn Nam Bình của ông chỉ cần một người, cũng có thể làm việc cả ngày mà không mất quá nhiều công sức. Không những thế, dù bánh cuốn được tráng bằng máy móc tự động, nhưng hương vị không hề bị thay đổi mà thậm chí còn thơm ngon hơn ngày trước.

Bà Trần Thị Bình cho biết, ngày trước làm bánh chủ yếu là tráng tay, vất vả và không đáp ứng kịp được khách hàng, từ khi chuyển sang làm bằng máy công nghệ nhanh hơn, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Bằng tinh thần đổi mới và sự nỗ lực không ngừng, ông Đỗ Tuấn Nam đã chứng minh rằng việc kết hợp giữa truyền thống và công nghệ là hướng đi hiệu quả để nâng tầm đặc sản quê hương, mở ra cơ hội phát triển bền vững cho nghề làm bánh cuốn tại Thiệu Hóa. Câu chuyện của ông Nam không chỉ truyền cảm hứng mạnh mẽ về sự sáng tạo trong lao động mà còn là minh chứng rõ nét cho sự khéo léo, kiên trì của người con xứ Thanh trong hành trình gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực dân tộc./.

<

Tin mới nhất

Lịch sử, ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương(06/04/2025 12:36 CH)

Lịch sử và ý nghĩa ngày Sức khỏe Thế giới 7/4(06/04/2025 12:26 CH)

Khắc họa chân dung qua nghệ thuật đúc đồng(06/04/2025 12:11 CH)

Giữ lửa món bánh truyền thống bằng công nghệ(06/04/2025 11:00 SA)

Bí thư đoàn năng động, làm kinh tế giỏi(06/04/2025 9:46 SA)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
329 người đã bình chọn
°
1228 người đang online